Những người tham gia giao thông có hành vi tàng trữ vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ sẽ bị phạt tiền theo điểm a khoản 2 điều 14 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008. Tối thiểu là 10.000 đồng, tối đa là 20 triệu đồng cho vi phạm lần đầu. Đồng thời tịch thu tang vật.
Nhiều người tham gia giao thông vẫn “hồn nhiên” để: dao, gậy, côn… trong cốp xe với mục đích: Phòng thân?!
Tình trạng tàng trữ các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ trái phép trên đường phố vẫn đang có diễn biến phức tạp và được coi là một trong những điều kiện phát sinh những vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng.
Qua gần 1 năm triển khai chuyên đề 141 CATP. Hà Nội, các tổ công tác đặc biệt với liên quân: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động đã phát hiện, kiểm tra và xử lý rất nhiều đối tượng mang theo vũ khí khi tham gia giao thông.
Nhiều lái xe vô tư để kiếm dài 1 mét trong cốp ô tô để... phòng thân
Trung bình một ngày, lực lượng này phát hiện, bắt giữ gần chục vụ tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ trái phép trên đường phố. Các loại hung khí và công cụ hỗ trợ thu được chủ yếu là: Bình xịt hơi cay, dùi cui điện, kiếm, dao, đao, dao phóng tiết lợn, ống nước gắn dao nhọn, súng tự chế, súng hoa cải… Khi các đối tượng này bị bắt đều khai mang vũ khí theo người để… phòng thân?!
Nghe có vẻ vô lý, nhưng thực tế, không chỉ có các đối tượng có tiền án, tiền sự mới mang theo vũ khí theo người. Rất nhiều thanh niên mang theo vũ khí trong cốp xe với ý nghĩ đơn giản: Phòng thân. Nhưng rồi đến khi xảy ra va chạm, sẵn máu kiêu hùng, lại thêm có sẵn “vũ khí” trong tay, án mạng xảy ra là hoàn toàn có thể.
Sẵn với vũ khí trong tay, ngày càng nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra chỉ vì va chạm giao thông
Đối với những người đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm (Theo điều 233 bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét